Phân Chia di sản thừa kế như thế nào?

PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Thừa kế tài sản của người đẫ mất theo hai hình thức : Thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo pháp luật là di sản của người đã mất sẽ chia đều cho các hàng thừa kế :

  • Cha mẹ
  • Vợ hoặc chồng
  • Các con hợp pháp không phân biệt con ruột hay con nuôi

Ba hàng thừa kế này có quyền thừa kế như nhau và họ được chia đều tài  sản của người đã khuất.

Thừa kế theo di chúc là việc trước khi qua đời người để lại tài sản đã định đoạt quyền thừa kế tài sản  đối với phần tài sản của mình sở hữu cho một cá nhân hay tổ chức nào đó.

Tuy nhiên vẫn có một ngoại lệ là người đã khuất có lập chi chúc nhưng  họ không có tên trong bản di chúc nhưng theo quy định của pháp luật họ vẫn được hưởng thừa kế.

Hưởng di sản trong trường hợp không có tên trong di chúc : Những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật; trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản; hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó. Gồm: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động.

 

Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể tại Luật Công chứng 2014. Theo đó, những người thừa kế theo pháp luật có thể thực hiện việc nhận thừa kế thông qua Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Thỏa thuận phân chia di sản

Theo quy định tại Điều 57 Luật công chứng 2014 những người thừa kế theo pháp luật có quyền yêu cầu công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế . Người thừa kế có  nhận  di sản thừa kế hoặc có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác;

Thỏa thuận phân chia di sản là việc thỏa thuận xác định cụ thể  từng phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng. Khi người đồng thừa kế ở nước ngoài thì có thể ủy quyền cho một người nào đó ở Việt Nam để tiến hành thực hiện thỏa thuận phân chia di sản trong phạm vi quyền hạn của mình

Khai nhận di sản

Theo quy định tại Điều 58 Luật công chứng 2014 những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng Văn bản khai nhận di sản.

Để phân chia di sản người thừa kế phải tiến hành khai nhận di sản  và phải thực hiện các bước sau:

  • Soạn thảo văn bản cam kết và tường trình nhân thân của các đồng thừa kế tại UBND phường
  • Liên hệ Phòng công chứng và Phòng công chứng tiến hành niêm yết công khai tài sản là di sản thừa kế
  • Sau 15 ngày niêm yết thì Phòng Công chứng sẽ công chứng Văn bản t thỏa thuận phân chia di sản
  • Liên hệ UBND Quận (huyện) và chi cục thuế tiến hành thủ tục trước bạ đăng bộ

Hồ sơ khai nhận di sản gồm có:

  • Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết
  • Giấy tờ chứng minh tài sản yêu cầu phân chia là di sảnthừa kế của người đã chết để lại ( sổ tiết kiệm, giấy tờ nhà đất…)
  • Văn bản di chúc (nếu có);
  • Liệt kê danh sách những người được hưởng thừa kế kèm theo giấy tờ tùy thân của họ (CMND, CCCD, hộ chiếu) và khai sinh, hôn thú
  • Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có);

Phân chia di sản thừa kế khi có người định cư ở nước ngoài

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc khai nhận, phân chia di sản thừa kế nếu liên quan đến bất động sản và tài sản khác đã được đăng ký quyền sở hữu như ôtô, tàu thuyền, tiền tiết kiệm……đồng thừa kế theo quy định của pháp luật thì khi thực hiện thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế các cá nhân   là hàng thừa kế phải có mặt

Trường hợp không thể có mặt thì có thể  tiến hành thủ tục ủy quyền cho người khác nhân danh  bản thân để thực hiện các thut tục cần thiết  theo quy định

Người nào sẽ bị tước quyền thừa kế di sản

Theo quy định tại Điều 621 BLDS 2015, thì những người sau đây sẽ bị tước quyền hưởng di sản:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Thời hiệu yêu cầu phân chia di sản

Theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
  • quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *